Đồng Tháp: Doanh nghiệp thưởng tết cao nhất 300 triệu đồng
Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu phát hiện mỡ giữa các cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ trong tim, theo báo Telegraph.Giáo sư Viviany Taqueti, bác sĩ tim mạch tại Trường Y Harvard, người tham gia nghiên cứu, chia sẻ rằng dữ liệu của họ lần đầu tiên cho thấy mô mỡ trong cơ tiềm ẩn nguy cơ cao hơn nhiều so với các loại mỡ khác như mỡ dưới da, mỡ ngoại tâm mạc quanh tim, hay mỡ tại gan.Một số người bị tình trạng gầy bên ngoài, béo bên trong (TOFI), họ không thừa cân nhưng họ vẫn tích tụ mỡ ở cơ.Tiến sĩ Bret Goodpaster, giám đốc khoa học tại tổ chức Advent Health (Mỹ) cho rằng khi bạn già đi, bạn sẽ tích tụ nhiều mỡ hơn. Vì vậy, những người lớn tuổi có cùng chỉ số BMI với người trẻ tuổi vẫn có khả năng sẽ tích mỡ cơ lớn hơn.Nói cách khác, bạn đang có cân nặng ổn, không hút thuốc, ăn uống lành mạnh nhưng có mô mỡ quấn quanh cơ thì chưa chắc bạn không bị nguy cơ mắc bệnh tim."Nếu bạn có nhiều mỡ trong cơ thì bạn sẽ kháng insulin hơn và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn", tiến sĩ Bret Goodpaster nói thêm.Các nhà nghiên cứu còn tin rằng, mỡ trong và xung quanh cơ bắp của chúng ta có thể tích tụ do lượng calo dư thừa và lối sống ít vận động.Cơ bắp của bạn ít có khả năng bị mỡ tích tụ nếu bạn giữ chúng ở trạng thái tốt với các bài tập rèn luyện thường xuyên. Ngược lại, nếu chúng không khỏe mạnh, bạn dễ bị cơ mỡ, có thể dẫn đến bệnh vi mạch vành (CMD). Điều này dẫn đến đau ngực và một số trường hợp suy tim.Theo các nghiên cứu, cứ mỗi 1% mỡ cơ tăng lên làm tăng nguy cơ mắc CMD của một người lên 2% và nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn lên 7%.Thông qua nghiên cứu, giáo sư Taqueti kỳ vọng việc đánh giá mỡ cơ góp phần quan trọng vào sự nhận định căn bệnh béo phì, vì theo bà, sử dụng "các số liệu thô như chỉ số khối cơ thể (BMI), là chưa đủ".
Phụ huynh đóng bao nhiêu tiền để học sinh Trường quốc tế AISVN đi học trở lại?
Phân khúc xe SUV gầm cao cỡ nhỏ tại Việt Nam vốn đã “đất chật, người đông” nay lại càng trở nên sôi động với sự góp mặt của những mẫu mã mới. Một trong số đó là Hyundai Creta - mẫu xe Hàn Quốc vừa ra mắt với tham vọng cạnh tranh thị phần với hàng loạt đối thủ, trong đó có cả “gã đồng hương” Kia Seltos.
Cặp đôi nổi tiếng của làng game Mai Dora - Văn Tùng kết hôn
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 5.2 cho hay mẫu xét nghiệm đối với bò sữa tại nước này có kết quả dương tính với một chủng virus cúm gia cầm trước đây chưa từng thấy ở bò, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan lâu dài của bệnh cúm này. Virus cúm gia cầm H5N1 đã làm giảm sản lượng sữa bò, đẩy giá trứng lên cao do hàng triệu con gà mái bị chết và lây nhiễm cho gần 70 người kể từ tháng 4.2024 khi nó lây lan khắp cả nước.Bộ Nông nghiệp Mỹ ra thông báo cho hay việc giải mã trình tự bộ gien của sữa từ bang Nevada đã xác định được chủng cúm gia cầm khác với kiểu gien D1.1, lần đầu phát hiện ở bò sữa.Trước đó, tất cả 957 ca nhiễm cúm gia cầm trong đàn bò sữa được ghi nhận kể từ tháng 3 năm ngoái đều do chủng B3.13 gây ra.Thông báo cho biết chủng thứ 2 là kiểu gen chiếm ưu thế trong số các loài chim hoang dã vào mùa thu và mùa đông năm ngoái và cũng đã được phát hiện ở gia cầm. Nó đã được phát hiện ở bò sữa thông qua một chương trình thử nghiệm sữa để tìm cúm gia cầm vào tháng 12.2024."Chúng tôi thấy bản thân virus H5N1 thông minh hơn tất cả chúng ta. Nó đang tự biến đổi để không chỉ tồn tại trong gia cầm và các loài chim nước hoang dã. Nó đang tìm kiếm một ngôi nhà trong các loài động vật có vú", theo bác sĩ thú y Beth Thompson tại bang Nam Dakota.Giám đốc Sở Nông nghiệp Nevada J.J. Goicoechea cho biết có khả năng chim hoang dã đã truyền chủng thứ 2 cho gia súc ở Nevada. Ông khuyến nghị nông dân tăng cường các biện pháp bảo vệ động vật của họ."Rõ ràng là chúng ta đã không làm tất cả những gì chúng ta có thể làm và nên làm. Bởi [nếu đã làm được] virus sẽ không xâm nhập được", ông nói.Sở Nông nghiệp Nevada hôm 31.1 cho biết các đàn gia súc ở 2 hạt đã được cách ly do phát hiện cúm gia cầm.Điều quan trọng đối với Bộ Nông nghiệp Mỹ là phải nhanh chóng ngăn chặn dịch bùng phát trong tiểu bang, để chủng này không lây lan sang bò sữa ở những nơi khác, theo chuyên gia tư vấn thú y và sức khỏe cộng đồng Gail Hansen.Giáo sư Gregory Gray tại Đại học Texas cho rằng chủng virus mới dường như vượt qua một số khả năng miễn dịch vốn chống lại được các chủng khác, nên điều này có thể làm tồi tệ hơn dịch bệnh ở vật nuôi và động vật hoang dã. "Điều này là đáng báo động", ông cảnh báo.
Thông tin trên được đưa ra một ngày sau khi ông Yoon hôm 29.12 có lần thứ 3 từ chối yêu cầu trình diện để thẩm vấn, liên quan đến quá trình điều tra vụ ông ban hành thiết quân luật hồi đầu tháng 12. Các điều tra viên đã xin lệnh bắt ông Yoon với cáo buộc lạm dụng quyền lực.Theo Hãng tin Yonhap, việc ông Yoon liên tục phớt lờ yêu cầu trình diện khiến cơ quan điều tra muốn thực hiện động thái cứng rắn hơn, đó là xin tòa phê duyệt lệnh bắt giữ tổng thống đang bị đình chỉ chức vụ. Cơ quan điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao Hàn Quốc (CIO) đã liên tục gửi yêu cầu cho ông Yoon những tuần qua và 3 lần thường được xem là giới hạn tối đa để một cá nhân tình nguyện trình diện, trước khi giới chức tư pháp có hành động cưỡng chế.Giám đốc CIO Oh Dong-woon cho biết cơ quan này sẽ gửi văn bản chính thức để cảnh báo văn phòng tổng thống, nếu lực lượng an ninh cản trở quá trình bắt ông Yoon.Sau sự kiện ban hành thiết quân luật đêm 3.12, Tổng thống Yoon Suk Yeol đã bị quốc hội luận tội trong ngày 14.12 và bị đình chỉ chức vụ. Người tạm quyền tổng thống sau đó là Thủ tướng Han Duck-soo cũng bị luận tội vào ngày 27.12. Hiện, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Choi Sang-mok giữ chức quyền Tổng thống Hàn Quốc.Trước đó, phát biểu trên truyền hình ngày 7.12 (4 ngày sau khi ban bố thiết quân luật), Tổng thống Yoon khẳng định ông sẽ không trốn tránh trách nhiệm pháp lý và chính trị cho hành động của mình.
Chiến sự Ukraine ngày 757: Kyiv hứng tấn công lớn sau tuyên bố của ông Putin
Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành kiểm tra đột xuất tại một địa điểm kinh doanh tại đường A11, xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), phát hiện và tạm giữ hơn 6 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện địa điểm kinh doanh nói trên do bà Đ.H.T là chủ cơ sở, đang hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.Đồng thời, Đoàn kiểm tra phát hiện chủ cơ sở kinh doanh đang bày bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại có số lượng tổng cộng là 35.034 sản phẩm (khoảng hơn 6 tấn), chủ yếu là các mặt hàng kem dưỡng da, son môi, phấn, kem chống nắng, kem làm trắng răng, dầu gội, tinh dầu, nước hoa…Chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được bất cứ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ nào để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa vi phạm được niêm yết giá với tổng giá trị là 803,7 triệu đồng.Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang vật và biên bản niêm phong tang vật; đồng thời chuyển hồ sơ lên Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk để xử lý theo quy định của pháp luật.Theo thống kê của các sàn thương mại điện tử, mặt hàng làm đẹp cho nữ giới luôn đứng top đầu về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, chất lượng và xuất xứ hàng hóa vẫn luôn là vấn đề đáng báo động.

Vì sao nhà xe Thành Bưởi ngang nhiên vi phạm kéo dài?: Không thể để tung hoành bất chấp
Đưa sai sự thật vụ học sinh ở Nha Trang tử vong, bị phạt 5 triệu đồng
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Bình Định mời gọi doanh nghiệp Canada đầu tư vào 5 trụ cột kinh tế
Ngày 12.2, đại tá Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, cho biết đơn vị vừa thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Nguyễn Hữu Thắng (27 tuổi, ngụ ấp Hòa Bình, xã Hòa Lộc, H.Mỏ Cày Bắc) và Nguyễn Chí Linh (23 tuổi, ngụ ấp Tân Hòa B, xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam, cùng Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.Theo điều tra ban đầu, trưa 30.1, Thắng rủ Linh đến nhà anh M. (người đã chuyển giới tính nữ) hỏi mượn tiền nhưng bị từ chối. Sau đó, Thắng bóp cổ anh M. trong phòng ngủ, Linh lao vào giữ chân nạn nhân. Khi anh M. tử vong, Thắng lấy một số tài sản gồm: 1 bộ vòng khoảng 9,7 chỉ vàng 18K, 1 lắc tay khoảng 4 chỉ vàng 24K, 1 sợi dây chuyền bạc, 3 điện thoại di động và 31 triệu đồng. Trước khi bỏ trốn, Thắng đưa cho Linh 2 triệu đồng; sau đó Thắng mang vàng đi bán lấy tiền trả nợ và tiêu xài cá nhân.Đến trưa 2.2, gia đình M. mới phát hiện anh tử vong và trình báo Công an tỉnh Tiền Giang. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đến tối cùng ngày, Công an Tiền Giang bắt giữ được Thắng và Linh khi cả 2 đang lẩn trốn trên địa bàn xã Minh Đức, H.Mỏ Cày Nam.Tại cơ quan điều tra, bước đầu, 2 bị can này khai nhận do nợ nần không có khả năng chi trả nên đã thực hiện hành vi giết người để cướp tài sản.
xs miền nam
Vài ngày trước, tài khoản TikTok "vinhthichanngon" đăng tải clip cảnh một phụ nữ vừa ôm con vừa bán cà phê tạo nên chú ý từ cộng đồng. Người trong clip đó là chị Nguyễn Thị Như Thùy (35 tuổi), kinh doanh cà phê mang đi ở Q.Tân Phú, TP.HCM.Theo mô tả từ clip, quầy cà phê nhỏ của chị Thùy nằm trên đường Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú. Mỗi sáng, chị đều dọn hàng ra bán cùng con trai nhỏ của mình. Chị ngồi tại quầy, vừa trông con vừa bán cà phê cho khách. Đôi lúc chị lại ôm con vào lòng dỗ dành. Khi con trai ngủ, chị cho con nằm dưới quầy, lót bằng tấm bạt, phía trên là nơi pha chế cà phê để bán cho khách.Ngay sau clip được đăng tải đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng theo dõi mạng xã hội. Nhiều người để lại bình luận với lời cảm thông, động viên, chia sẻ với nỗi vất vả mưu sinh của chị Thùy. Đồng thời một số người cũng chia sẻ về hoàn cảnh tương tự mà mình đang gặp phải.Trao đổi với PV Thanh Niên, Hồ Khách Vĩnh (28 tuổi), chủ tài khoản TikTok "vinhthichanngon", chính là người đã quay clip chị Thùy và đăng tải lên trang cá nhân.Anh Vĩnh cho hay đã biết chị Thùy cách đây khoảng 1 tháng, nhưng đến gần đây mới có thể liên hệ và gặp được. Tiếp đó, anh đến tìm hiểu hoàn cảnh chị Thùy rồi đăng lên mạng xã hội."Tôi thấy hoàn cảnh của chị khá khó khăn, khởi nghiệp ở tuổi 35, không có tiền cho con đi học nên phải mang con theo khi bán hàng. Một ngày chị bán được vài ly, không đủ tiền trang trải cuộc sống nên tôi có hỏi chị ước mơ gì. Chị nói chỉ mơ bán được một ngày 100 - 200 ly cà phê. Thế là tôi quay và đăng lên để mọi người biết đến để ủng hộ", anh Vĩnh nói.Khi clip được quan tâm, ngày hôm sau, anh Vĩnh trở lại nơi kinh doanh của chị Thùy, nhận thấy có nhiều sự đổi thay so với thời điểm trước. Khách hàng kéo đến nườm nượp, không lúc nào chị ngơi nghỉ. Chị Thùy nhanh chóng bán hết cà phê trong thời gian ngắn.Không giấu niềm vui, chị Thùy nói rằng đây là điều bất ngờ và không thể nghĩ đến được. Chị Thùy cho biết quê hương ở TP.Huế. Do làm ăn thất bại nên chị và chồng rời quê, vào TP.HCM tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, cách đây khoảng một năm rưỡi, chị và chồng chia tay. Chị ra riêng, thuê phòng trọ ở và một mình nuôi con. Không tiền, không việc làm, chị liều mình vay nợ 5 triệu đồng để mở quầy bán cà phê tạm trên vỉa hè thời điểm trước Tết Ất Tỵ.Tuy nhiên, việc buôn bán không mấy thuận lợi. Mỗi ngày chị chỉ bán được từ 15 - 20 ly cà phê nên không đủ trang trải cuộc sống cũng như cho con đi học. Do đó, chị Thùy vừa ôm con vừa bán như trong clip đăng tải. Mỗi sáng, chị Thùy dậy thật sớm, bán từ 5 giờ 30 - 10 giờ 30 rồi về nhà. Buổi chiều, chị bán qua mạng rồi mang giao cho khách khi cần. Những loại nước đều do một tay chị pha chế, đồng thời những vật dụng chị đều chất đầy xe máy tự chở ra và về phòng trọ.Cách đây vài ngày, việc buôn bán của chị thay đổi chóng mặt sau khi xuất hiện trên mạng xã hội. Hàng dài người xếp hàng mua nước của chị những ngày qua tăng lên đáng kể. "Người đến mua cà phê đông lắm, tăng gấp 10 - 20 lần luôn. Tôi thật sự rất bất ngờ và mừng lắm, xoay xở không kịp luôn. Hôm nay tôi bán được 250 ly nước", chị Thùy bày tỏ.Con trai chị Thùy cũng được một người phụ nữ giúp đỡ, hỗ trợ học phí. Từ đó, việc buôn bán của chị trôi chảy và thuận lợi hơn nhiều."Trước kia, ước mơ của tôi chỉ là mỗi ngày bán được 50 - 70 ly cà phê, đủ để đóng tiền trọ, nuôi con là được. Giờ tôi bán hơn 200 ly rồi, bao nhiêu đó đủ tiền nuôi con rồi. Tôi cũng không mong gì thêm", chị Thùy nói và cảm ơn những người ủng hộ và giúp đỡ trong lúc khó khăn nhất.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư